Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

CÁC NGUYÊN TẮC PHÁP LÝ TRONG KINH DOANH BẢO HIỂM

Tại điều 6 Luật kinh doanh bảo hiểm và tại Điều 3 Nghị định 45/2007/NĐ- CP ngày 27 tháng 03 năm 2007  có quy định các nguyên tắc cơ bản trong kinh doanh bảo hiểm gồm:

Thứ nhất, Tổ chức, cá nhân muốn hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam phải được Bộ Tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm.
Kinh doanh bảo hiểm là ngành lĩnh vực kinh doanh có điều kiện nên phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép ….
Thứ hai, tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm có quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm và chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm được phép hoạt động tại Việt Nam. Không một tổ chức, cá nhân nào được phép can thiệp trái pháp luật đến quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm của bên mua bảo hiểm.
Việc đặt ra nguyên tắc này nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, tạo điều kiện cho sự phát triển lành mạnh và lâu dài của thị trường bảo hiểm Việt Nam, đồng thời bảo đảm sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước và phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành và tập quán quốc tế. Tuy nhiên do thực trạng phát triển của thị trường bảo hiểm ở Việt Nam chưa đáp ứng được hết nhu cầu bảo hiểm của xã hội, pháp luật quy định:  Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm có thể tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm không có trụ sở ở Việt Nam trong những trường hợp: Các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam chưa cung cấp được loại sản phẩm bảo hiểm mà tổ chức, cá nhân có nhu cầu tham gia bảo hiểm hoặc theo quy định của các điều ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Hợp đồng bảo hiểm được giao kết giữa các tổ chức, cá nhân Việt Nam với doanh nghiệp bảo hiểm không có trụ sở ở Việt Nam trái với các quy định trên đều bị coi là vô hiệu.
Thứ ba, Doanh nghiệp bảo hiểm phải duy trì khả năng tài chính phù hợp với quy mô kinh doanh của mình để bảo vệ quyền lợi của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.
Với tính chất là hoạt động kinh doanh rủi ro và mang tính xã hội hoá cao, với vai trò quan trọng của kinh doanh bảo hiểm đối với nền kinh tế và sự ổn định của đời sống xã hội việc bảo đảm khả năng tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm để bảo đảm quyền lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm là rất quan trọng, bởi nó không chỉ tạo uy tín tạo ra khả năng kinh doanh có hiệu quả cho doanh nghiệp bảo hiểm mà nó còn có ý nghĩa kinh tế xã hội lớn. Với việc quy định nguyên tắc chung cơ bản này trong Luật kinh doanh bảo hiểm, để trên cơ sở đó các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ban hành các quy định cụ thể, chi tiết về chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm.

Yêu cầu của nguyên tắc này đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các quy định như:

– Phải ký quỹ tại một ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam. Số tiền ký quỹ là một phần của vốn điều lệ và nó là một trong các điều kiện để khai trương hoạt động. Các doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng lãi tiền gửi kỳ hạn 1 năm trên số tiền ký quỹ, tiền ký quỹ chỉ được sử dụng khi có ý kiến của Bộ Tài chính bằng văn bản nhằm đáp ứng khả năng thanh toán bị thiếu hụt tạm thời. Doanh nghiệp bảo hiểm được rút toàn bộ tiền ký quỹ khi chấm dứt hoạt động.
– Phải thường xuyên trích lập và duy trì đủ khoản dự phòng nghiệp vụ để thực hiện các trách nhiệm phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm. Dự phòng nghiệp vụ là khoản dự trữ liên quan đến từng nghiệp vụ bảo hiểm được trích lập và hoạch toán vào chi phí kinh doanh nhằm mục đích thanh toán các trách nhiệm đã được xác định trước và phát sinh từ hợp đồng đã được ký kết. Dự phòng nghiệp vụ phải được lập riêng cho từng nghiệp vụ gồm:
Dự phòng chi cho các trách nhiệm chưa hoàn thành;
Dự phòng bồi thường cho các kiếu nại chưa giải quyết;
Dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất.
– Phải duy trì khả năng thanh toán tối thiểu tương ứng với qui mô hoạt động kinh doanh và không thấp hơn giới hạn khả năng thanh toán trong suốt quá trình hoạt động. Một doanh nghiệp bảo hiểm được coi là đủ khả năng thanh toán khi tổng các nguồn vốn sau hoặc = mức khả năng thanh toán: Vốn điều lệ đã đóng; quỹ dự trữ bắt buộc; lãi các năm trước chưa sử dụng.
Trong trường hợp tái bảo hiểm ở nước ngoài, doanh nghiệp bảo hiểm phải tái bảo hiểm một phần rủi ro của hợp đồng bảo hiểm đã ký cho doanh nghiệp tái bảo hiểm do chính phủ chỉ định. Xuất phát từ sự cần thiết hạn chế tình trạng chảy máu ngoại tệ thông qua việc tái bảo hiểm cho các công ty nước ngoài, tạo điều kiện duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp bảo hiểm gốc và doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm. Thông qua công cụ tái bảo hiểm bắt buộc, Nhà nước có thể kiểm soát tình hình hoạt động và tình trạng tài chính cũng như khả năng thanh toán của các doanh nghiệp bảo hiểm việt nam, bảo vệ quyền của người tham gia bảo hiểm.


BÌNH Ủ TRÀ SỮA TỐT NHẤT TẠI AUTOSHOP

Với các thiết bị chuyên nghiệp, tự hào là đơn vị cung cấp máy móc thiết bị pha chế cho rất nhiều cửa hàng, chuỗi cửa hàng, hay thương hiệu trà sữa lớn như Gong – Cha, Royal Tea, Icha…. AUTOSHOP là đối tác chiến lược đơn vị chuyên cung cấp máy móc thiết bị pha chế UY TÍN – CHẤT LƯỢNG hàng đầu Việt Nam hiện nay . Không chỉ đưa ra những giải pháp thiết kế, setup quán tốt nhất, cùng với đội ngũ trẻ nhiệt huyết Autoshop đã cung cấp những loại máy pha trà sữa cần thiết với giá cả ưu đãi phù hợp nhất giành cho bạn.
Bình ủ và giữ nhiệt trà sữa luôn là thiết bị đầu tiên mà bạn phải nghĩ đến để tiến hành mở 1 cửa hàng kinh doanh trà sữa.Bình giữ nhiệt trà sữa lưu trữ được 1 lượng cốt nước trà lớn, bảo đảm nhiệt độ cần thiết và đặc biệt giữ nguyên được hương vị trà sữa ban đầu
binh-u-tra
Bình ủ trà

Những loại bình ủ trà sữa tại Autoshop

Autoshop - Đơn vị cung cấp thiết bị máy móc kinh doanh trà sữa hàng đầu Việt Nam.Chúng tôi cung cấp đủ các loại bình ủ trà sữa từ bình ủ trà 8lbình ủ trà 12l... đến các loại bình ủ trà có đồng hồ.Thiết kế 2 lớp cách nhiệt giúp giữ nhiệt lâu hơn, tránh ảnh hưởng của môi trường. Thiết kế vòi thông minh tránh để lại cấn, cặn. Không làm bay mùi trà khi rót

Cách sử dụng bình giữ nhiệt trà sữa

Bước 1: Sau khi đã ủ được lượng nước cốt trà cần để sử dụng, bạn lọc bã trà và mở nắp đổ vào bình giữ nhiệt.
Bước 2 : Đóng nắp bình lại, theo dõi nhiệt độ ở đồng hồ bên ngoài thân bình.
Tùy từng loại bình giữ nhiệt trà sữa hay bình  ủ trà khác nhau, nhiều loại sẽ có đồng hồ đo nhiệt độ nước gắn trên bình, có loại sẽ không có. Vì vậy bạn sẽ cần theo dõi nhiệt độ trà cẩn thận tránh trường hợp trà để lâu thường bị mất hương vị , mùi thơm.
Bước 3 :  Khi sử dụng để pha chế bạn vặn vòi và sử dụng
Bước 4 : Vệ sinh bình cuối ngày.
binh-giu-nhiet-tra-sua
Bình giữ nhiệt trà sữa
Nước cốt trà chỉ có thể lưu giữ trong một thời gian nhất định từ khoảng 4,5 tiếng đồng hồ tùy từng loại bình bạn sử dụng. Chính vì thế bạn nên căn thờ điểm cao điểm của quán để dự trữ lượng nước cốt trà cần thiết. Nếu ủ quá lâu trà sẽ bị biến chất đăng, chát mất hoàn toàn hương vị thậm chí là có mùi thiu. Bạn không nên dữ trữ lượng trà quá nhiều, gây lãng phí.
Với các thiết bị chuyên nghiệp, tự hào là đơn vị cung cấp máy móc thiết bị pha chế cho rất nhiều cửa hàng, chuỗi cửa hàng, hay thương hiệu trà sữa lớn như Gong – Cha, Royal Tea, Icha….  AUTOSHOP là đối tác chiến lược đơn vị chuyên cung cấp máy móc thiết bị pha chế UY TÍN – CHẤT LƯỢNG hàng đầu Việt Nam hiện nay . Không chỉ đưa ra những giải pháp thiết kế, setup quán tốt nhất, cùng với đội ngũ trẻ nhiệt huyết Autoshop đã cung cấp những loại máy pha trà sữa cần thiết với giá cả ưu đãi phù hợp nhất giành cho bạn.

Thiết Bị Máy Móc Kinh Doanh Trà Sữa  AUTOSHOP

Địa chỉ:  17 Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội (Cách ngã tư Khuất Duy Tiến - Lê Văn Lương 100m)
Hotline: 0974549031
Cơ sở 2: 183/5 Nơ Trang Long,  P.12, Q. Bình Thạnh,  Tp. HCM
Hotline: 096 962 8878
Facebook: fb.me/maymockinhdoanhtrasua/
Email: sale.autoshop@gmail.com

Sơn lót Mykolor ngoại thất - Công nghệ Nano siêu bền

Được cấu tạo bởi keo Styrene Acrylic. Với những hạt siêu nhỏ trong sơn MYKOLOR GRAND NANO PROTECT PRIMER làm tăng khả năng bám dính, giúp cho bề mặt sơn luôn bám chắc trên bề mặt tường đồng thời làm tăng khả năng kháng kiềm cao nên giữ màu sắc sơn phủ luôn bền lâu hơn. Đặc biệt loại sơn lót ngoại thất Mykolor này thi công được trên bề mặt tường còn ẩm sau 3 ngày xây dựng.

Những đặc tính của sơn ngoại thất Mykolor

  • Loại sơn: Mờ
  • Màu sắc: Trắng xanh
  • Độ phủ tùy theo bề mặt: 9-11m2/L/lớp
  • Pha loãng ở nhiệt độ bình thường: Pha loãng với nước sạch từ 5-10%
  • Nhiệt độ bề mặt: 30-400C
  • Thời gian khô: Khô bề mặt trong vòng 0,5 giờ, Sơn lớp kế tiếp sau 2 giờ

Hướng dẫn sử dụng Sơn Mykolor

  • Dụng cụSúng xịt, cọ quét hoặc con lăn.
  • Bước chuẩn bị: Tường phải được xử lý kỹ trước khi sơn, tất cả các bề mặt được sơn phải luôn sạch và khô, độ ẩm không quá 15%, không bám bụi, dầu mỡ, phải cạo bỏ lớp sơn cũ bị bong tróc hoặc có bụi phấn. Nếu bề mặt được sơn bị rêu mốc, phải diệt hết rêu mốc trước khi sơn.Khuấy đều sơn và đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
Đặc điểm sản phẩm: Khả năng kháng kiềm cao
Bảo quản: Đậy kín nắp, để nơi khô ráo, thoáng mát, kết hợp với thông gió tốt, cách xa nguồn nhiệt và thiết bị phát lửa.
Thông tin, cảnh báo an toàn: Tránh lửa, tránh xa tầm tay trẻ em. Đeo găng tay, khẩu trang khi thi công. Không đổ sơn ra môi trường, để bao bì sơn đúng nơi quy định.
Mọi chi tiết liên hệ : Công ty cổ phần Hoàn Thiện 259 để được giá sơn Mykolor tốt nhất
Địa chỉ : Số 19-V6C phố Victoria, KĐT Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội
Hotline : 0981.89.59.89

IN TRÊN LỤA TẠI THIÊN LONG ADV

In trên lụa: Giới thiệu chung

Công nghệ in lụa là gì ?

In trên lụa là một dạng trong kỹ thuật in ấn, sử dụng phương pháp in xuyên, khuôn in có cấu tạo là một tấm lưới (polyester hoặc kim loại ) căng trên một khung chữ nhật làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm. Khi in ngươi ta cho mực vào lòng khung, gạt qua bằng một lưỡi dao cao su, mực sẽ xuyên qua ô lưới và dính lên bề mặt vật liệu bên dưới tạo nên bản in.
Công Ty Thiên Long nhận in trên mọi vật liệumạ vàng trên mọi chất liệu, tự hào là đơn vị sn xut và phân phi quà tng hàng đầu trên cả nước. Thiên Long cam kết chất lượng sản phẩm hoàn hảo và dịch vụ chăm sóc tận tình sẽ khiến tất cả quý khách hàng đều hài lòng
máy in lụa đẹp giá rẻ chất lượng tốt nhất hà nội
Máy in lụa

In trên lụa: Đặc điểm

In lụa thực hiện theo nguyên lý giống như in mực dầu trên giấy nến theo nguyên lý chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in, in lên vật liệu in bởi trước đó, một số mắt lưới khác đã được bịt kín bởi hóa chất chuyên dùng.
 
Kỹ thuật này có thể áp dụng cho nhiều vật liệu cần in như ni lông, vải, thủy tinh, mặt đồng hồ, mạch điện tử, một số sản phẩm kim loại, gỗ, giấy…hoặc sử dụng thay cho phương pháp vẽ dưới men trong sản xuất gạch men.
Có thể in được kích thước đa dạng, in được kích thước lớn.
in lụa đẹp giá ưu đãi tốt nhất hà nội
in lụa đẹp chất lượng tốt nhất

In trên lụa: Ứng dụng thực tế

Ứng dụng

 Kĩ thuật này có thể áp dụng cho nhiều vật cần in như nilon, vải, thuỷ tinh, mặt đồng hồ….
 In tranh làm quà tặng
 Làm ảnh trang trí trong gia đình
 In túi hộp quà
in tranh lụa đẹp giá rẻ chất lượng tốt nhất hà nội
In tranh lụa đẹp giá rẻ tốt nhất hà nội

Thời gian hoàn thành

Nhanh nhất trong ngày

Đơn giá

Vui lòng liên hệ 098 522 1111 hoặc 0978 802 008 để được tư vấn và báo giá chi tiết
Với đội ngũ nhân viên lành nghề, tận tụy cùng với việc áp dụng những công nghệ hiện đại trên thị trườngCông ty Quà Tặng Thiên Long tự tin sẽ mang đến những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất và hơn hết là sự hài lòng tuyệt đối của quý khách hàng!
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo các bài viết liên quan:

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2018

Tường bê tông ứng dụng

QUY TRÌNH:

  • Bả hỗn hợp bê tông: Làm sạch tường, lu chống thấm, bả lớp lót, sử dụng vữa các thành phần bả nhiều lớp để hoàn thiện bề mặt, có bổ sung một số phụ gia chuyên dụng. (Tiến hành bả bê tông lên bề mặt tường chờ khô giữa các lớp).


[​IMG]



  • Mài mịn: Sau quá trình chờ các lớp đủ cứng, tiến hành ráp mịn cho tường.


[​IMG]

  • Phủ bảo vệ: Sau khi mài đạt đến tiêu chuẩn, tiến hành phủ hóa chất bảo vệ lên bề mặt tường. Hóa chất này có tính năng vừa bảo vệ tường, giữ màu, vừa tăng độ bóng mờ cho tường.
 

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA THỊ TRƯỜNG MUA LẠI, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Hầu hết các giao dịch M&A đều có sự tham gia của yếu tố nước ngoài

Trong suốt thời gia qua, các doanh nghiệp nước ngoài đóng một vai trò rất quan trọng cho thị trường M&A ở Việt Nam. Mặc dù có một vài giao dịch giữa các doanh nghiệp trong nước như Kinh Đô mua 35,4% công tycổ phần nước giải khát Tribeco, Techcombank mua 10% cổ phần của Ngân hàng thương mại cổ phần Sao Việt, gạch Đồng Tâm mua lại 60% vốn cổ phần của Sứ Thiên Thanh, nhưng hầu hết các vụ giao dịch M&A trên thị trường Việt Nam đều có sự tham giá một bên là các doanh nghiệp nước ngoài. Điển hình như: Eximbank bán 15% vốn cổ phần cho Sumitoom Mitsui Banking Corporation (SMBC), Indochina Capital mua Công ty CP địa ốc Hoàng Quân và Công ty TP tư vấn thương mại và dịch vụ địa ốc Hoàng Quân – Mekong mỗi công ty 20%, Vinamit cũng đã bán cho Indochina Capital 20% vốn cổ phần, Pacific Airline bán cho Quatas Airline 30% vốn cổ phần, Techcombank bán cho HSBC 15% vốn cổ phần, Nhà máy sữa Nestle bán cho công ty CP Anco, Kinh đô mua lại nhà máy sản xuất kem Wall’s, Bảo Minh CMG bán toàn bộ công ty cho Daiichi…. Việc hầu hết các giao dịch M&A ở thị trường Việt Nam trong thời gian qua đều có sự tham gia của yếu tố nước ngoài là điều dễ hiểu. Bởi lẽ thị trường trong nước là thị trường mới phát triển và trong thời gian có nhiều sự điều chỉnh, đa phần các doanh nghiệp trong nước là các công ty có qui mô nhỏ và vừa, và yếu về mặt tài chính. Sự yếu kém về năng lực tài chính thường dẫn đến sự yếu kém trong quá trình quản trị, điều hành và hiệu quả hoạt động. Trong lúc đó, thị trường lại diễn ra hoạt động cạnh tranh gây gắt giữa các doanh nghiệp. Vì thế, để tạo sức mạnh cho doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động và phát triển thì các doanh nghiệp trong nước cần sự góp sức về công nghệ, kỹ thuật, năng lực quản lý, điều hành của các doanh nghiệp nước ngoài.
Trong các giao dịch có sự tham gia của yếu tố nước ngoài thì hầu như phía nước ngoài luôn đóng vai trò là người đi mua. Chỉ có một số ít trường hợp doanh nghiệp trong nước đóng vai trò là người mua như trường hợp của Công ty CP Anco mua lại Nestle, Kinh Đô mua kem Wall’s, Vinabico mua Kotobuki. Vẫn có trường hợp các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tự liên kết lại với nhau như trường hợp Savills với Chestorton Vietnam. Như vậy, sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu làm tăng lượng cầu cho thị trường. Các doanh nghiệp nước ngoài với một tiềm lực tài chính lớn họ là khách hàng của các thương vụ M&A với giá trị lên đến hàng chục cho đến hàng trăm triệu USD.
Sự tham gia của doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường M&A Việt Nam trong thời gian vừa qua là điều tất yếu. Thị trường Việt Nam là một thị trường mới mở, còn rất nhiều tiềm năng khai thác và phát triển nên nó là tầm ngắm của các doanh nghiệp nước ngoài. Sự tham gia của yếu tố nước ngoài sẽ làm tăng nguồn cầu và cung cho thị trường, đồng thời nó có thể mang đến cho các doanh nghiệp trong nước nhiều lợi ích nhưng đồng thời đó là tiềm ẩn những rủi ro, tác động tiêu cực đến nền kinh tế, doanh nghiệp nếu như không có một sự điều chỉnh, kiếm soát chặt chẽ.

M&A là một phương thức tái cấu trúc lại doanh nghiệp

Tất cả các doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp đều hướng đến một số mục tiêu nhất định. Những vấn đề mà hoạt động M&A có thể giải quyết cho doanh nghiệp là rất nhiều, tuy nhiên do hoạt động này mới xuất hiện ở Việt Nam, sự nhận biết của các đối tượng liên quan đến hoạt động này chưa nhiều nên nó chưa phát huy hết những lợi ích vốn có của nó. Chính vì thế, các doanh nghiệp tiến đến thực hiện hoạt động M&A trong thời gian qua chủ yếu hướng đến các mục tiêu: có cơ hội tiếp cận với công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản lý và kỹ năng về thị trường, hoặc thực hiện M&A để tái cấu trúc lại doanh nghiệp hay mua lại các doanh nghiệp khác để có cơ hội thâm nhập vào thị trường mới.
Đối với các doanh nghiệp trong nước, họ tìm hiểu và thực hiện hoạt động mua lại hay sáp nhập doanh nghiệp là nhằm đạt được mục tiêu có cơ hội tiếp nhận những công nghệ, kỹ thuật mới, hiện đại và những kỹ năng về quản lý, về thị trường của các doanh nghiệp nước ngoài. Trong đó, các doanh nghiệp trong nước hầu như là đứng ở vị thế người bán. Các doanh nghiệp trong nước thường bán một phần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cho phía nước ngoài để đổi lại có cơ hội tiếp nhận được những vấn đề trong công tác quản lý và điều hành hay sản xuất, kinh doanh mà các doanh nghiệp trong nước đang thiếu. Bibica bán cổ phần cho công ty Lotte để nhận được sự hỗ trợ từ Lotte trong lĩnh vực công nghệ, bán hàng và tiếp thị, nghiên cứu phát triển để giúp Bibica mở rộng và phát triển kinh doanh để trở thành nhà sản xuất kinh doanh bán kẹo hàng đầu Việt Nam. Trên thực tế, vẫn có trường hợp doanh nghiệp trong nước mua lại của doanh nghiệp nước ngoài. Chẳng hạn như Công ty CP Kinh Đô mua lại nhà máy kem Wall’s hay công ty Anco mua lại nhà máy sữa Nestle. Nhưng mục tiêu của Kinh Đô và Anco là muốn có được một dây chuyền sản xuất hiện đại của các đơn vị nước ngoài này. Tóm lại, các doanh nghiệp Việt Nam muốn tận dụng lợi thế của doanh nghiệp nước ngoài để thay đổi công nghệ, sắp xếp lại tình hình nhân sự, công tác quản trị doanh nghiệp, nâng cao năng lực tài chính và năng lực cạnh tranh, tức doanh nghiệp trong nước muốn thông qua M&A để thực hiện tái cấu trúc lại doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, để tránh tình trạng nguồn vốn đầu tư trong nước bị khan hiếm trong thời gian gần đây các doanh nghiệp trong nước tiến hành bán cổ phần cho các doanh nghiệp phía nước ngoài nhằm thu hút một lượng vốn tương đối lớn để đảm bảo về khía cạnh tài chính cho doanh nghiệp. Ví dụ khi Bibica bán 30% vốn cổ phần cho công ty TNHH Lotte – thuộc tập đoàn Lotte Hàn Quốc, thì đó là số cổ phần nằm trong kế hoạch huy động thêm vốn bằng cách phát hành cổ phiếu giai đoạn 2 để tăng vốn điều lệ năm 2007 của công ty. Hay vào tháng 9/2007 Bảo Minh bán cho AXA (Pháp) 16,6% cổ phần nằm trong kế hoạch tăng vốn điều lệ của công ty từ 434 tỷ lên 755 tỷ đồng. Hay việc cổ đông ngân hàng Eximbank bán 15% cổ phần của ngân hàng cho ngân hàng Nhật Sumitoom Mitsui Banking Corporation (SMBC) nằm trong số cổ phần phát hành bổ sung để tăng vốn điều lệ từ 2.800 tỷ lên 3.733 tỷ đồng Việt Nam,…
Đối với doanh nghiệp nước ngoài, họ luôn đánh giá thị trường Việt Nam là một thị trường tiềm năng và họ mong muốn được khai thác thị trường này. Khi nền kinh tế Việt Nam chuẩn bị chính thức mở cửa hoàn toàn (sau một thời gian nhất định, tùy theo loại hàng hóa và thị trường, sau khi chính thức gia nhập tổ chứ thương mại thế giới) thì đó chính là cơ hội để họ nhảy vào khai thác. Để chuẩn bị cho điều đó các doanh nghiệp nước ngoài muốn đặt trước một bàn chân vào thị trường béo bở, và con đường đầu tư vào các doanh nghiệp trong nước là cách lựa chọn thích hợp nhất trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời với hình thức đầu tư thông qua hoạt động M&A hiện nay sẽ giúp doanh nghiệp nước ngoài giảm được chi phí đầu tư vào thị trường mới. Vì vậy, trong thời gian qua, trong các thương vụ mua lại, sáp nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp nước ngoài luôn đóng vai trò là người mua lại doanh nghiệp. Do hiện tại việc mua cổ phần các doanh nghiệp trong nước của doanh nghiệp nước ngoài còn bị giới hạn nói chung với giới hạn đối với từng ngành nghề đặc biệt, nên các doanh nghiệp nước ngoài hướng đến việc mua lại một phần vốn cổ phần của các công ty cổ phần trong nước (trong giới hạn cho phép). Như vậy, mục tiêu chính các của doanh nghiệp nước ngoài khi tham gia vào thị trường M&A Việt Nam là hướng đến việc sẽ thâm nhập vào thị trường Việt Nam trong tương lai.
Tóm lại, đối với doanh nghiệp Việt Nam, họ thực hiện hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nhằm hướng đến mục tiêu là tăng khả năng cạnh tranh và các nguồn lực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, hay nói cách khác là họ thông qua hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp nhằm để tái cấu trúc lại doanh nghiệp. Nhưng nguồn lực mà họ thường cần bổ sung là tài chính, kỹ thuật, công nghệ, khả năng quản lý và tiếp cận thị trường. Đối với phía nước ngoài, họ tham gia vào thị trường M&A Việt Nam là nhằm hướng đến sự phát triển trong tương lai của họ ở một thị trường lớn, đầy tiềm năng.

Hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp trong thời gian qua diễn ra chủ yếu trong các ngành như ngân hàng, chứng khoán.

Những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển rất nhanh, môi trường kinh doanh được cải thiện đáng kể. Bên cạnh những thành tích đó thì nền kinh tế nước nhà cũng đã chứng kiến nhiều cuộc biến động lớn, đặc biệt 2 năm gần đây trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và chứng khoán. Sau sự đóng băng của thị trường bất động sản là sự giảm giá liên tục trên thị trường chứng khoán và tình hình lạm phát ngày càng tăng cao đã làm cho tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn.
Đồng thời, thị trường kinh doanh của các ngân hàng được đánh giá là một thị trường có tỷ suất sinh lợi cao, trong khi đó, các ngân hàng trong nước lại chưa khai thác được hết những tiềm năng phát triển của thị trường này. Các ngân hàng hạn chế về năng lực tài chính, năng lực thị trường, năng lực quản lý, đó là nguyên nhân kiến các ngân hàng trong nước chọn hình thức bán lại cổ phần cho các ngân hàng nước ngoài để gia tăng những nguồn lực và khả năng đang thiếu, nhằm tăng lợi thế cạnh tranh của ngân hàng mình. Theo đánh giá của các ngân hàng nước ngoài thì thị trường ngân hàng hiện đại ở Việt Nam là một thị trường còn rất nhiều tiềm năng khai thác nhưng do hiện tại Việt Nam mới cho phép các ngân hàng 100% vốn nước ngoài tiếp cận thị trường trong nước từ năm 2008, vì thế con đường làm đối tác chiến lược của các ngân hàng trong nước là con đường nhanh nhất để họ tiếp cận với thị trường này. Hàng loạt các vụ giao dịch cổ phiếu giữa các ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài đã diễn ra như: Eximbank bán cổ phiếu cho Sumitoom Mitsui Banking Corporation (SMBC), HSBC mua cổ phần của ngân hàng Techcombank, MayBank mua cổ phần ngân hàng An Bình, UOB sở hữu 15% vốn cổ phần của ngân hàng Southern Bank
Sự cạnh tranh ngày càng gây gắt trên thị trường các ngân hàng thương mại đã buộc các ngân hàng phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để có thể tiếp tục tồn tại. Sự cạnh tranh làm cho các ngân hàng càng ráo riết hơn trong việc bán cổ phần cho các ngân hàng khác để gia tăng sự liên kết với nhau. Ví dụ như ngân hàng Techcombank nắm giữ 10% vốn cổ phần của ngân hàng Sao Việt, ngân hàng Vietcombank đã có kế hoạch mua lại một số ngân hàng nhỏ, và ngân hàng VCB hiện tại đang nắm giữ một tỷ lệ nhất định vốn cổ phần của các ngân hàng như Eximbank, VIB bank, ngân hàng Gia Định, OCB,…
Tóm lại trong thời gian qua hoạt động mua lại giữa các ngân hàng diễn ra rất nhiều và nó sẽ sớm trở thành xu thế tất yếu trên thị trường M&A trong thời gian tới.
Đối với thị trường chứng khoán, sau hàng loạt biến động làm thị trường này liên tục giảm giá, lượng giao dịch trên thị trường giảm hẳn đã khiến nhiều công ty chứng khoán lâm vào giai đoạn khó khăn. Khi thị trường phát triển nóng, đã có rất nhiều công ty chứng khoán được thành lập, mục tiêu của các công ty chứng khoán lúc đó là khai thác nhanh sự náo nhiệt trên thị trường nên chỉ chuẩn bị để thực hiện hai nghiệp vụ là môi giới và tự doanh. Ngoài ra, sự chuẩn bị không thực sự tốt, nên đến giai đoạn thị trường lao dốc, lượng khách hàng đến thị trường ít đi khi đó là lúc các công ty này rơi vào giai đoạn khủng hoảng và có khả năng đi đến phá sản. Chính vì thế mà xu thế mua lại các công ty chứng khoán cũng diễn ra sôi nổi trong suốt thời gian qua. Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy, mặc dù thị trường tài chính, thị trường chứng khoán ở các nước này rất phát triển nhưng số lượng các công ty chứng khoán không nhiều, nhưng các công ty chứng khoán đó thực sự là một công ty chứng khoán chuyên nghiệp trong hầu hết các nghiệp vụ chuyên ngành, trong khi đó ở Việt Nam một thị trường mới, nhỏ bé đã có gần 100 công ty chứng khoán, một bất cập trên thị trường này. Chính vì thế, một xu thế mua lại, sáp nhập giữa các công ty chứng khoán trong và ngoài nước đã và sẽ diễn ra nháo nhiệt.
Trong thời gian qua có một số vụ mua lại của các công ty chứng khoán như: Công ty chứng khoán Âu Lạc bán 49% vốn cổ phần cho công ty Technology CX, ngân hàng Đầu tư RHB, chi nhánh của Tập đoàn Ngân hàng RHB (Malaysia) mua 49% cổ phần của công ty chứng khoán Việt Nam, công ty chứng khoán và đầu tư Golden Bridge mua 49% vốn của công ty Nhấp và Gọi, tập đoàn Morgan Stanley của Sigapore nắm giữ 48,33% vốn của công ty chứng khoán Hướng Việt và đổi tên thành công ty chứng khoán Morgan Stanley Hướng Việt.

Hình thức thực hiện các hoạt động M&A khá đơn giản

Theo qui định của pháp luật Việt Nam hiện nay có hoạt động M&A ở Việt Nam được thừa nhận các hình thức: mua lại doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp (chỉ áp dụng cho doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước), sáp nhập, hợp nhất thì hiện tại chỉ được đề cập đến trên các phương tiện thông tin đại chúng là mua lại doanh nghiệp. Kể cả đối với các vụ có tính chất thâu tóm (tập đoàn Colgate với kem đánh răng Dạ Lan) vẫn được xuất hiện trên báo chí là một vụ góp vốn liên doanh. Đây là một vụ thâu tóm doanh nghiệp rất bài bản của các doanh nghiệp nước ngoài đối với doanh nghiệp trong nước. Trên thị trường chưa xuất hiện một vụ hợp nhất nào. Chủ yếu vẫn là các vụ mua lại (một phần hay toàn bộ) doanh nghiệp.
Trên thực tế cho thấy rằng, đa số những vụ mua lại một phần doanh nghiệp được xếp vào dạng là hoạt động M&A nhưng thực chất những giao dịch đó chỉ dừng lại ở mức độ góp vốn kinh doanh hay đầu tư tài chính dài hạn. Việc mua lại cổ phần của công ty khác không nhằm để giành quyền kiểm soát của công ty, mà chỉ là nắm vốn lẫn nhau (đầu tư chéo) để có sự liên kết chặt chẽ hơn so với hình thức liên kết chiến lược giữa các doanh nghiệp. Chẳng hạn như: Citigroup Global Market LTD mua 414.120 cổ phiếu tương đương 5,18% vốn cổ phần của công ty CP Dược Hậu Giang, Vinacapital đầu tư 3 triệu USD, tương đương 30% vốn cổ phần của Phở 24 để giúp Phở 24 mở rộng hệ thống kinh doanh khắp trong và ngoài nước, Indochina Capital đầu tư vào công ty vận tải và thương mại quốc tế ITC, hay công ty chứng khoán ngân hàng Sài Gòn thương tín (SBS) đầu tư vốn vào công ty ITC.

Các vụ M&A đều mang tính thân thiện

Ngoại trừ trường hợp tập đoàn Colgate đã thâu tóm hãng sản xuất kem đánh răng Dạ Lan thì hầu như tất cả các vụ giao dịch M&A trong thời gian qua đều dựa trên tinh thần hợp tác giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài. Thị trường chưa có các vụ mua lại mang tính chất thù địch. Trong các giao dịch mua lại doanh nghiệp (mua bán cổ phần) thì đều nhằm hướng đến việc doanh nghiệp nước ngoài hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước về vốn, kỹ thuật và năng lực quản lý, các doanh nghiệp nước ngoài thu được cơ hội đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện tại, có thể nói rằng các vụ M&A trên thị trường Việt Nam là theo hướng tích cực, chưa phát hiện thấy quá nhiều những tác động tiêu cực của hoạt động này đến với doanh nghiệp Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam. Trong các giao dịch đó dường như phía doanh nghiệp Việt Nam nhận được nhiều lợi ích hơn so với doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, đó là những gì đang diễn ra trong giai đoạn đầu, còn trong tương lai tất cả phụ thuộc vào chính sách quản lý của nhà nước đối với hoạt động này và bản thân doanh nghiệp khi quyết định thực hiện hoạt động M&A.

Chưa có một thị trường chuyên nghiệp cho hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp

Vấn đề khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp là khi muốn bán không biết liên hệ với ai, bán cho ai, khi muốn mua không biết tìm công ty mục tiêu ở đâu. Để khắc phục vấn đề này, hiện nay trên thị trường Việt Nam đã có xuất hiện một số “sàn” giao dịch M&A trên web của các công ty tư vấn về hoạt động M&A như muabancongty.com.vn của Tiger Investment, muabandoanhnghiep.com.vn của JDC, hay ice.com.vn. Tuy nhiên, việc tạo ra các “sàn” giao dịch mua lại, sáp nhập doanh nghiệp thực chất chỉ mang tính cung cấp thông tin về các doanh nghiệp có nhu cầu mua hay bán, tạo cơ hội gặp nhau cho các doanh nghiệp chứ chưa thể thực sự gọi là một sàn giao dịch. Cách thức hoạt động như vậy không phù hợp với đặc tính của hoạt động M&A là “bí mật tuyệt đối”. Theo thông lệ quốc tế các vụ giao dịch M&A thường phải được giữ bí mật cho đến giai đoạn cuối và quá trình giao dịch M&A không đơn giản như phương thức giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán hay các công cụ phái sinh chứng khoán khác, nên việc xây dựng sàn giao dịch không đơn giản. Để xây dựng một thị trường giao dịch M&A chuyên nghiệp không phải là chuyện xây dựng sàn giao dịch mà vấn đề phải có cơ chế để tạo điều kiện cho sự xuất hiện các công ty tư vấn chuyên nghiệp trong hoạt động này.
Tóm lại, trong thời gian vừa qua thị trường mua lại và sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam đã và phát triển nhanh và có những nét đặt trưng riêng của mình. Điểm nổi bật nhất của thị trường M&A Việt Nam, tạo nên sự khác biệt với thị trường M&A trên thế giới đó chính là thị trường M&A mang tính chất thân thiện, các chủ thể khi tham gia vào hoạt động M&A đều nhằm hướng đến lợi ích cho chính bản thân doanh nghiệp mình bên cạnh lợi ích của đối tác. Hầu hết các vụ giao dịch chưa có dấu hiệu tiêu cực. Những điểm khác biệt này của thị trường M&A Việt Nam cần phải được duy trì.

5 LÝ DO KHIẾN QUẦY PHA CHẾ LÀ SẢN PHẨM ĐÁNG MUA NHẤT 2018

Quầy pha chế trà sữa là một bộ phận cực kỳ quan trong trong kinh doanh trà sữa nói riêng và ngành dịch vụ ăn uống, giải khát nói chung. Quầy pha chế không chỉ là vị trí để các bartender, barista thể hiện tài năng của mình mà còn là một phần quan trọng trong tổng thể kiến trúc và phong cách quán
Quầy pha chế trà sữa là một bộ phận cực kỳ quan trong trong kinh doanh trà sữa nói riêng và ngành dịch vụ ăn uống, giải khát nói chung. Quầy pha chế không chỉ là vị trí để các bartender, barista thể hiện tài năng của mình mà còn là một phần quan trọng trong tổng thể kiến trúc và phong cách quán
quay-pha-che

5 LÝ DO KHIẾN QUẦY PHA CHẾ LÀ SẢN PHẨM ĐÁNG MUA NHẤT 2018

  • Giá thành GIẢM sâu nhất - ƯU ĐÃI cao nhất - quà tặng SIÊU HẤP DẪN lên đến 6.000.000 VNĐ
  • Nhập khẩu nguyên chiếc chính hãng Đài Loan
  • Chất liệu inox 304 SIÊU BỀN - CHỐNG GỈ - SANG TRỌNG - DỄ DÀNG VỆ SINH
  • Thiết kế khoa học chuyên dụng cho 4 đến 6 người pha chế
  • Đặc biệt chế độ bảo hành 12 tháng, 100% MIỄN PHÍ bảo trì - setup duy nhất chỉ có tại AUTOSHOP
quay-pha-che-tra-sua

Có những loại quầy pha chế trà sữa nào?

Quầy pha chế cố định là loại quầy được thiết kế riêng và thi công trực tiếp, cố định vào một vị trí nhất định trong quán. Ưu điểm của loại quầy pha chế này là chắc chắn, có thể tùy chọn và biến tấu thoải mái theo yêu cầu cá nhân. Tuy nhiên nhược điểm của loại quầy pha chế này cũng khá nghiêm trọng đó là giá cả khá cao, đẹp xấu còn tùy thuộc vào người thiết kế và thi công, chất lượng không thống nhất. Nếu may mắn tìm được đơn vị chất lượng, quầy của bạn có thể có tuổi thọ 5 -10 năm còn nếu không thì có thể xảy ra sự cố bất cứ lúc nào.
Bên cạnh đó, việc sửa chữa thay thế cũng cực kỳ phức tạp, bạn luôn luôn phải phụ thuộc vào bên thi công và chuyên gia.
Loại còn lại là loại quầy pha chế inox lắp ráp. Đây là loại quầy pha chế trà sữa có thiết kế thống nhất, thường được làm từ kim loại, inox không gỉ. bao gồm nhiều chi tiết khác nhau và có thể lắp ráp tháo dỡ dễ dàng.
Nhược điểm của loại quầy này là có thiết kế thống nhất nên sẽ không quá đặc biệt và bắt mắt, tuy nhiên do được sử dụng chất liệu inox không gỉ và khả năng tùy biến lắp ráp thoải mái khiến cho quầy pha chế inox có thể phù hợp hoàn hảo với mọi phong cách quán.
Ưu điểm đầu tiên của loại quầy pha chế inox này là khả năng tháo lắp, di chuyển dễ dàng giúp bạn có thể thay đổi sao cho phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình, bên cạnh đó việc tháo lắp dễ dàng cũng giúp cho việc thay đổi, sửa chữa, xử lý sự cố thực hiện dễ dàng hơn.
Ngoài ra bạn có thể dễ dàng di chuyển vị trí đặt quầy pha chế inox theo nhu cầu.
Quầy pha chế trà sữa được làm từ inox 304 là loại vật liệu siêu bền, chống gỉ, chống bám bẩn, dễ dàng vệ sinh. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng của quầy.
Vì được sản xuất hàng loạt với nhu cầu đặc biệt lớn của thị trường, quầy pha chế inox được nghiên cứu và thiết kế sao cho phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng, pha chế của các bartender, barista. Đảm bảo tối ưu năng suất làm việc và phục vụ tốt nhất cho quá trình pha chế.
Các chi tiết nhỏ nhất đều được quan tâm và tối ưu nhất đảm bảo hiệu quả và an toàn cho người sử dụng. Điển hình như việc tất cả các góc cạnh đều được mài phẳng tránh gây nguy hiểm cho người dùng.

Tham khảo thêm 1 số máy và dụng cụ trà sữa tốt nhất tại Autoshop

Tầm quan trọng của thẻ tên nhân viên

Có rất nhiều công ty đủ nghành nghề khác nhau. Vậy có bao giờ bạn hỏi tại sao các công ty lại cần làm thẻ tên nhân viên?

Thẻ tên nhân viên có nhiều ý nghiã khác nhau đối với mỗi doanh nghiệp. Đeo thẻ tên mang ý nghĩa:

  •  Chuyên nghiệp cho công ty
  •  Giúp quảng bá hình ảnh thương hiệu công ty tới khách hàng
Đối với các nhà hàng khách sạn hoặc những bộ phận thường xuyên giao dịch, tiếp xúc với khách hàng ( bán hàng, lễ tân ) thẻ nhân viên còn giúp khách hàng có thể biết tên và chức vụ của nhân viên đó, điều này giúp nhân viên cẩn trọng hơn trong thái độ và cách cư xử của khách hàng, doanh nghiệp có thể kiểm soát chất lượng dịch vụ của công ty một cách chặt chẽ hơn.
Thẻ tên có nhiều loại trong đó thẻ tên có thể chia thành 2 loại chínhthẻ cố định  thẻ thay tên
+ Thẻ cố định có thể bằng hợp kim nhôm, đồng, inox, dùng với những bộ phận có vị trí nhân viên cố định ít thay đổi
+ Thẻ thay tên có loại bằng mica, có loại bằng kim loại thường dùng với những bọ phận thường xuyên thay đổi nhân sự
Vậy hãy cùng Thiên Long ADV tạo nên môi trường chuyên nghiệp cho bạn.